Được biết bề dày của văn hóa Nhật Bản đã được hình thành từ rất lâu đời. Các phong tục, tập quán, lễ nghi văn hóa ứng xử, … trong lối sống sinh hoạt thường ngày của người dân Nhật Bản vẫn được duy trì mãi cho đến ngày nay. Nhưng không chỉ trong sinh hoạt thường ngày, mà trong kinh doanh người Nhật cũng có những nét văn hóa riêng biệt. Vậy văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh có những nét đặc trưng nào? Hãy cùng TinEdu theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Nguồn gốc hình thành văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh
Ảnh hưởng từ nền văn hóa chung của người Nhật
Được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, có nhiều phong tục tập quán từ xa xưa mang đậm bản sắc dân tộc, sự kết hợp hài hòa giữa nền văn hóa cũ và mới tạo nên những nét đặc trưng riêng trong văn hóa của Nhật Bản. Là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển và thay đổi của đất nước. Vì thế văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh cũng bị ảnh hưởng phần nào đó từ văn hóa chung của đất nước. Trong kinh doanh, người Nhật luôn có những quy tắc, văn hóa riêng khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới.
Tính cách, con người quyết định đến văn hóa kinh doanh
Nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh được hình thành từ việc kết hợp giữa nền văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, điểm nhấn của nét đặc trưng này được quyết định bởi con người và tính cách của họ. Cách ứng xử, phong cách làm việc theo quy tắc góp phần tạo nên nét đặc thù riêng.

Đặc trưng văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản
Sự riêng tư rất được coi trọng
Khi làm việc chung với đối tác hoặc đồng nghiệp người Nhật, có thể bạn sẽ thấy họ thường hay im lặng và ít nói. Bởi vì, nét đặc trưng thể hiện tích cách của họ trong văn hóa giao tiếp thường sẽ thiên về việc hành động nhiều hơn là nói. Họ rất coi trọng sự riêng tư, và coi đó như một phép lịch sự tối thiểu.
Sự đoàn kết trong nhóm là quan trọng
Đối với người Nhật họ luôn cho rằng trong một tổ chức cần phải có sự đoàn kết, vì thế mới tạo nên được thành công. Thay vì làm việc một cách độc lập, mỗi người đi theo một chiều hướng khác nhau thì người Nhật lại đề cao tính đoàn kết trong công việc và trong quá trình làm việc nhóm.

Danh thiếp là những tấm bùa may mắn
Người Nhật rất coi trọng lần đầu gặp mặt, vì vậy họ thường gửi kèm danh thiếp để đối tác có thể biết được thông tin của mình. Lưu ý, bạn cần phải giữ gìn danh thiếp của họ một cách cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng. Đối với họ tấm danh thiếp như một vật may mắn, họ sẽ không cảm thấy hài lòng hoặc tôn trọng khi bạn có những hành động phá hủy hoại thiếu tôn trọng khi nhận danh thiếp. Và thay vì bỏ danh thiếp vào túi, người Nhật cẩn thận cho vào sổ danh thiếp của họ, đây được coi như một nét đặc trưng trong nét văn hóa ứng xử của người Nhật bản.

Tuổi tác tương đương với thâm niên kinh nghiệm
Thường thấy trong môi trường làm việc ở Nhật Bản, nhân viên gắn bó lâu năm với kinh nghiệm làm việc dày dặn, trình độ chuyên môn cao thường sẽ nắm giữ vị trí quản lý truyền lại kinh nghiệm hoặc hướng dẫn cho những nhân viên lớp dưới.
Tác phong trên bàn ăn nói lên nhiều điều
Cách ứng xử, phép lịch sự trong những lúc ăn uống, dùng bữa cùng với đối tác, đồng nghiệp cũng là một nét đặc trưng tạo nên văn hóa Nhật bản trong kinh doanh. Vì vậy họ luôn cẩn thận và coi trọng những quy tắc khi ăn uống, dùng bữa cùng nhau.
Những quy định bất thành văn trong cách ăn mặc
Người Nhật rất coi trọng hình thức bên ngoài, vì đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện văn hóa của họ. Chú ý lựa chọn trang phục, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với môi trường làm việc tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Những công ty thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhân viên còn quy định và hướng dẫn từng chi tiết từ trang phục đến cách để đầu tóc, móng tay.

Ép buộc sẽ không bán được hàng
Trong văn hóa kinh doanh của người Nhật họ chỉ thích cách tiếp cận tự nhiên và không thích cách tiếp cận ép buộc. Vì đối với họ hình thức tiếp cận như vậy sẽ không thành công. Hãy đưa ra những lời tư vấn, thuyết phục đúng mục đích mong muốn mà bạn hướng đến thay vì tạo áp lực cho khách hàng. Thể hiện một cách tinh tế, giữ được phép lịch sự sẽ tạo được thiện cảm cho đôi bên. Kiên nhẫn và cố gắng trong quá trình đàm phán giữa hai bên, như thế sẽ tạo được lòng tin và củng cố mối quan hệ.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh, hy vọng những thông tin trên là bổ ích đối với bạn.