Tu Nghiệp Và Du Học Nhật Bản – Khác Nhau Như Thế Nào?

Trong bài viết này, TinEdu sẽ giúp bạn phân biệt chính xác giữa Tu nghiệp và Du học tại Nhật Bản. Nhiều bạn đã quyết tâm đến Nhật, nhưng vẫn phân vân chưa biết lựa chọn ra sao giữa 2 hình thức này. 

Trước hết, bạn nên biết dù là tu nghiệp hay du học, đều có những ưu – khuyết điểm riêng. Tùy mục đích, điều kiện và sở thích của từng người để lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân. 

Đi Tu Nghiệp

Đi tu nghiệp là chế độ giữa các nước với chính phủ Nhật để các bạn tu nghiệp sinh (cũng có người gọi là thực tập sinh) sang học nghề và trở về giúp cho quá trình công nghiệp hóa của nước nhà. Hiểu một cách đơn giản, tu nghiệp sinh là sang Nhật để được đào tạo nghề. Nhiều người hiểu thành “Xuất khẩu lao động” là chưa chính xác.

Tu nghiệp tại Nhật là một hình thức học kỹ thuật nghề nghiệp
Tu nghiệp tại Nhật là một hình thức học kỹ thuật nghề nghiệp

Trước đây, xu hướng này rất phổ biến ở Trung Quốc nhưng những năm gần đây đã dần lan sang nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Công việc của các tu nghiệp sinh thường là các nghề kỹ thuật trong các nhà máy như dệt may, in ấn, lắp ráp điện tử, linh kiện, chế biến… Buổi tối được học thêm kiếm thức chứ không hẳn chỉ sang lao động kiếm tiền như nhiều người lầm tưởng. 

Ưu điểm của Tu nghiệp

  • Lương 200.000 Yên: đây là ưu điểm lớn nhất của Tu nghiệp – “hái ra tiền”.  Kinh nghiệm cho thấy, 1 tu nghiệp sinh có thể kiếm được 170.000 – 200.000 Yên mỗi tháng. Đây là điều gần như không thể đối với du học sinh khi bạn còn phải đi học và chỉ được làm bán thời gian. 
  • Được ở lại Nhật tới 3 năm: đây là thời gian tối đa chính phủ cho phép một tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật. Nếu biết tiết kiệm và làm tốt, 3 năm này bạn hoàn toàn có thể tận dụng để kiếm được nhiều hơn nữa. 

Nhược điểm của Tu nghiệp

  • Dễ gây chán nản: Các công việc của tu nghiệp sinh thường yêu cầu kỹ năng chuyên môn. Nhưng cũng có trường hợp một số công việc khá buồn tẻ, lặp đi lặp lại nhưng không mang yếu tố sáng tạo, không đòi hỏi kiến thức khiến nhiều người dễ sinh chán nản khi ngày nào cũng làm 8 tiếng trong môi trường như vậy. 
  • Làm việc ở vùng ngoại ô:  Hầu hết các công xưởng, nhà máy nơi tu nghiệp sinh làm việc đều nằm tại các tỉnh vùng ven. Vì vậy các thành phố lớn như Osaka hay Tokyo rất hiếm khi thấy tu nghiệp sinh. 
  • Tiếng Nhật không khá lên được: Các bạn nên sớm nhận định rằng, 1 ngày làm việc 8 tiếng hoặc hơn, thì liệu có thời gian hoặc sức khỏe để bạn tiếp tục học tiếng Nhật vào buổi tối hay không. Chưa kể trong khu làm việc của tu nghiệp sinh, rất hiếm người Nhật, chủ yếu là người Việt hoặc Trung Quốc. Trình độ tiếng Nhật rất thấp, đôi khi còn không biết vì điều đó cũng chẳng làm ảnh hưởng đến công việc. Trước khi sang Nhật, nhiều người nói rằng: Tôi sẽ vừa học vừa làm. Nhưng làm được điều đó thì rất ít, vì không đủ kiên nhẫn và nghị lực. 
  • Sau tu nghiệp rất khó để du học tiếp: Có một thực tế là, sau khi tu nghiệp về nước, tỉ lệ đậu lưu trú tại Nhật của những người này thường thấp hơn so với người sang lần đầu.  Giải thích tại sao thì rất khó nói, bởi đây là kinh nghiệm được rút ra: đã tu nghiệp thì khó du học. Có lẽ nguyên nhân ở Cục xuất nhập cảnh. 
Ưu điểm tu nghiệp sinh Nhật Bản không đòi hỏi khắt khe trình độ tiếng Nhật

Ưu điểm tu nghiệp sinh Nhật Bản không đòi hỏi khắt khe trình độ tiếng Nhật

Có thể thấy tu nghiệp có thể kiếm tiền dễ dàng, học thêm được kỹ năng nghề nhưng khó tiến xa nếu muốn học tiếp, cũng như khó cải thiện khả năng tiếng Nhật. Đôi khi bị chán nản với công việc. Nhưng có lẽ thông tin chi tiết về tu nghiệp sẽ được chúng tôi đề cập ở những bài tiếp theo, hoặc quý phụ huynh và các bạn có thể liên hệ với chuyên viên của công ty để nghe tư vấn trực tiếp, như vậy sẽ được giải đáp thắc mắc và thông tin sẽ rõ ràng hơn.

Du học Nhật Bản – Cánh cửa tương lai

Du học thì có lẽ nhiều bạn biết rồi, đó là học tập tại một nơi xa lạ, sống cùng những người xa lạ, rời xa người thân và tự lập. Nhưng đó là một trong những con đường mở ra tương lai tươi sáng, một cách để thay đổi cuộc đời được nhiều người lựa chọn. Mỗi người có những quan điểm về du học khác nhau. Hãy xem quan điểm của bạn có giống chúng tôi không nhé.

Du học Nhật Bản - Cánh cửa cho tương lai
Du học Nhật Bản – Cánh cửa cho tương lai

Ưu điểm của du học 

  • Vẫn còn là học sinh: Có lẽ ở đâu cũng vậy, khi là học sinh thì bạn luôn được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Các loại phí, cước, ưu tiên, khuyến mãi đều dành cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra được hưởng đầy đủ các chế độ như những người khác. Đi tu nghiệp, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh công nhân trong nhà máy, nhưng nói về du học, chắc chắn hình ảnh đó là trái ngược rất nhiều.
  • Tự do, tự tại: Tu nghiệp thì không được lựa chọn nơi làm việc và gần như làm một chỗ trong suốt thời gian cư trú tại Nhật. Du học sinh thì không vậy, bạn có thể quyết định mình học trường nào, ở đâu, chọn việc nào để làm việc. Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của mỗi cá nhân. 
  • Dễ dàng được gia hạn Visa: Khác với tu nghiệp sinh, du học sinh xin gia hạn Visa tương đối dễ dàng. Trong khi đi tu nghiệp Visa cố định từ 1 – 3 năm thì chế độ du học dễ dàng được gia hạn thêm nếu bạn tiếp tục học lên cao.
  • Nhiều cơ hội tiếp xúc với người Nhật: Học ở trường của Nhật thì tất nhiên giáo viên của bạn 99% là người Nhật. Bạn bè là người Nhật, hàng xóm cũng là người Nhật… vậy nên cơ hội nâng cao khả năng Nhật ngữ và tìm hiểu văn hóa địa phương của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng mấu chốt vấn đề vẫn là bạn có đủ tự tin để bắt chuyện làm quen, giao tiếp nhiều hơn với họ hay không thôi. Người Nhật khá cởi mở, vì vậy hãy mạnh dạn lên. 
  • Cơ hội xin việc dễ dàng: Sau khi học xong, dù ở Việt Nam hay Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ xin việc dễ dàng hơn tu nghiệp sinh. Dù sao, phải khẳng định du học sinh có tiếng nói hơn rất nhiều. 

Nhược điểm của du học

Du học là đi mở mang kiến thức và nâng cao kỹ năng cá nhân. Chắc chắn lợi ích mang lại phải thật nhiều thì mọi người mới hăng say với du học như vậy. Nhưng có lẽ nhược điểm của du học vẫn là chi phí. Rất nhiều người đồng ý với quan điểm này. 

Bạn đi du học, thường chọn các trường lớn, nằm trong những thành phố lớn, điều đó đồng nghĩa với chi phí về mọi thứ: sinh hoạt, nhà ở, đi lại… đều tốn kém hơn rất nhiều. Chưa kể phần lớn đều là du học tự túc, ngoài chi phí đắt đỏ phải lo hằng ngày thì học phí cũng là nỗi lo, khi mà tỉ giá đồng tiền của Việt Nam và Nhật Bản chênh lệch khá lớn. 

Áp lực tiền bạc khiến nhiều bạn không có gia cảnh khá giả luôn phải bận tâm lo lắng, trang trải cho cuộc sống mới. Lúc nào cũng loay hoay với tiền bạc, ít nhiều bị ảnh hưởng đến việc học. Nhưng có lẽ đây là một cách để tôi luyện tính cách con người đấy các bạn!

Du học Nhật Bản - Cơ hội và thách thức
Du học Nhật Bản – Cơ hội và thách thức

Nói chung

Có đủ tiền hãy đi du học, còn không hãy lựa chọn tu nghiệp. Đó là quan điểm riêng của tôi.

Nhưng các bạn nên nhớ:

  • Đi du học về, trong tay bạn có bằng cấp, bạn có năng lực tiếng Nhật, xin việc chắc chắn dễ dàng.
  • Nếu đi tu nghiệp, trong tay bạn có vốn, nhưng đi xin việc thì nhìn chung cũng không khác nhiều lắm so với lúc trước khi bạn đi. Bạn cũng có thể sử dụng vốn có được để tự khởi nghiệp.

Lịch sự kiện