Nhiều bạn thường hiểu lầm giữa việc du học Nhật Bản vừa học vừa làm và thực tập sinh, nên rất nhiều bạn đi theo diện thực tập sinh sau khi về nước lại muốn quay trở lại Nhật để du học. Thông tin về điều kiện cũng như thủ tục cho thực tập sinh quay lại du học Nhật Bản còn chưa phổ biến cũng như khá “mập mờ”. Vậy hãy để TinEdu tổng hợp cho các bạn một số những thông tin và lưu ý cho những bạn đã về nước sau khi xuất khẩu lao động có ý định quay lại du học nhé.
Có rất nhiều người nói rằng đã nhập cảnh Nhật Bản theo diện thực tập sinh sẽ không thể quay lại du học, nhưng TinEdu xin đính chính lại là có thể nhé, chỉ cần bạn chuẩn bị giấy tờ hồ sơ một cách kĩ càng và thật chỉnh chu thôi.
Điều kiện du học cho thực tập sinh về nước
Thực tập sinh là những người đã từng đi theo diện xuất khẩu lao động trong chương trình hợp tác lao động để học hỏi kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản, sau đó về nước để áp dụng kỹ thuật đã học làm việc tại Việt Nam. Thông thường, thực tập sinh về nước sẽ bắt đầu làm công việc liên quan đến những gì đã học thì sẽ hoàn thành chương trình thực tập sinh, tuy nhiên sẽ có một số bạn mong muốn quay lại du học Nhật Bản để mở rộng cơ hội trong tương lai.

Vậy các bạn thực tập sinh quay lại du học Nhật Bản thì cần phải đáp ứng một số những điều kiện chung dưới đây:
Về thời gian
- Các bạn thực tập sinh phải về nước được 1 năm tính đến thời điểm bắt đầu làm hồ sơ du học (Những trường hợp từ 6 tháng trở lên vẫn có những trung tâm nhận làm hồ sơ nhưng rất ít trường Nhật chịu nhận).
- Sau khi về nước bắt buộc phải có giấy xác nhận đã làm việc cho một công ty thuộc đúng ngành nghệ bạn đã học và làm tại Nhật Bản.
- Nếu chuyển công ty đưa bạn đi tu nghiệp phải có bản kết thúc hợp đồng lao động với công ty đó và có bản giải trình rõ ràng lý do trong bản hồ sơ.
Một lưu ý cho các bạn muốn du học Nhật Bản dành cho thực tập sinh về nước là các bạn cần phải làm đúng trình tự là làm việc tại Nhật sau đó về nước và làm việc tại Việt Nam ít nhất một năm, như thế mới có thể hoàn thành chương trình tu nghiệp và bắt đầu xử lí hồ sơ để du học.
Bằng tiếng Nhật
Những bạn tu nghiệp sinh đã đi 1 năm thì cần chứng chỉ N4, những bạn đã đi 3 năm thì cần tối thiểu chứng chỉ N3. Việc quay lại Nhật du học sẽ dựa vào trình độ tiếng của bạn để thể hiện sự quyết tâm. Tất cả các chứng chỉ này các bạn đều có thể chứng minh bằng các kỳ thi JLPT hoặc Nattest.
Hồ sơ thực tập sinh
Đây là khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc thực tập sinh có được quay lại du học Nhật hay không, chính vì thế các bạn nên chuẩn bị thật đầy đủ và cẩn thận.
- Giấy xác nhận đã đi làm tại Việt Nam ở công ty có cùng ngành nghề đã từng sang Nhật theo diện thực tập sinh.
- Bản kết thúc hợp đồng lao động với công ty cũ kèm giải trình lý do tại sao không tiếp tục làm việc tại công ty đó. (Lý do cần giải trình vì điều này chứng minh ạn đã hoàn thành chương trình thực tập sinh theo đúng chu trình).
- Và một số những giấy tờ du học khác có thể tham khảo tại: Hồ sơ du học Nhật Bản
Những lưu ý về hồ sơ xin visa lần 2 của thực tập sinh
Vì bạn đã từng làm hồ sơ xin visa theo diện thực tập sinh nên lần này cần đảm bảo rằng thông tin hồ sơ giữa lần 1 và lần 2 phải trùng khớp hoàn toàn với nhau, đây là yếu tố quyết định bạn có được xét duyệt theo diện du học Nhật Bản cho thực tập sinh về nước hay không. Thế nhưng, cũng có rất nhiều trường hợp các bạn tự làm hồ sơ hoặc những công ty không hiểu rõ hồ sơ của các bạn nên đã xảy ra một số những “rắc rối”.

Hồ sơ không khớp
Nhiều công ty làm hồ sơ “thêm thắt” một vài thông tin trong quá trình thực tập sinh lao động tại Nhật hoặc cắt bớt thời gian học Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp để đẩy nhanh tiến độ xin visa. Hồ sơ ghi chép về việc xin visa cũng như quá trình học tập của các bạn đã được lưu lại trên hệ thống cục xuất nhập cảnh, nếu đối chiếu không khớp bạn sẽ bị từ chối hoặc sẽ rất khó để có thể đậu visa và tạm gác giấc mơ du học.
Giải quyết vấn đề khớp hồ sơ
Nếu bạn có thể giải trình về sự nhầm lẫn, sai sót của công ty gửi bạn đi tu nghiệp sinh và có xác nhận của công ty đó thì bạn có thể hoàn toàn chứng mình thông tin bản thân khai là sự thật. Trong trường hợp không xảy ra chênh lệch hồ sơ giữa hai lần, tốt nhật bạn không nên thêm bất cứ thông tin nào vào hồ sơ mới để tránh Cục điều tra và đánh giá tính trung thực của hồ sơ bạn.
Với một số những thông tin trên về điều kiện cũng như lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ cho việc du học Nhật Bản dành cho thực tập sinh về nước TinEdu hy vọng sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn. Với kinh nghiệm xử lí hồ sơ của mình thì Tinedu tin chắc sẽ có thể giúp các bạn hỗ trợ tốt nhất về việc chuẩn bị giấy tờ, bổ sung và giải quyết vấn đề để các bạn có thể một lần nữa trở lại Nhật Bản thực hiện ước mơ của mình.