Tại sao người Nhật không ngủ trưa?

Nếu hình ảnh cậu bé Nobita ham ngủ trong bộ truyện tranh Doremon của Nhật Bản là đặc trưng mà người Việt Nam hay nhắc đến thì đối với người Nhật họ nhắc đến Nobita như một cách dạy con rằng: ngủ trưa như Nobita là lười biếng. Tại sao họ lại cho rằng như vậy? Tại sao người Nhật không ngủ trưa? Cùng TinEdu khám phá bí mật thú vị này nhé.

tại sao người nhật không ngủ trưa

Bạn có biết tại sao người Nhật không ngủ trưa?

Người Nhật có ngủ trưa không?

Tại sao người Nhật lại cho rằng ngủ trưa như Nobita là lười biếng? Vậy họ có ngủ trưa không? Câu trả lời là không. Thực ra, từ xưa đến nay, ngủ trưa không phải là văn hóa của người Nhật. Để lý giải tại sao người Nhật không ngủ trưa? thì có lẽ bởi vì tính chăm chỉ, siêng năng vốn có của người Nhật cho nên đối với họ ngủ trưa là tốn thời gian, là cái cớ cho sự lười biếng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, đối với trẻ con thì vẫn có giờ ngủ trưa, nhưng lên đến cấp 1 thì chúng bắt đầu sẽ được dạy bỏ dần thói quen đó. Mặt khác, một số người lớn có thể do làm việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thì có thể họ sẽ ngủ bù vào giấc trưa.

Cho đến hiện nay, với sự phát triển và các minh chứng của khoa học về tầm quan trọng của giấc ngủ đã dần thay đổi suy nghĩ đó của người Nhật, họ cũng dần tập quen với giấc ngủ trưa nhưng khá là ít người làm được điều đó.

Rất ít người Nhật ngủ trưa khi làm việc

Tại sao người Nhật không ngủ trưa?

Không phải là lập dị, người Nhật không ngủ trưa đều có nguyên do xuất phát từ văn hóa, lối sống và quan niệm sống. Tại sao người Nhật không ngủ trưa? Trả lời cho câu hỏi này có rất nhiều lý do:

  • Trước hết là người Nhật từ xưa đã không có thói quen được dạy phải ngủ trưa. Do đó, dù có bắt một ai đó phải ngủ trưa thì cũng là một điều rất khó.
  • Thứ hai, như tất cả chúng ta đều biết và ấn tượng khi nhắc đến người Nhật là nhắc đến sự kỷ luật, siêng năng, chăm chỉ. Do đó nếu như làm việc chưa xong mà đi ngủ trưa (dù cho đó đang là giờ nghỉ) thì vẫn bị cho rằng lười biếng. Và nếu họ ngủ trong khi người khác thức đêm làm việc thì lại càng không thể. Vì họ rất coi trọng năng suất làm việc và tế nhị trong việc làm phiền hay lười biếng.
  • Thứ ba, giờ nghỉ của người Nhật chỉ vỏn vẹn từ 30 phút – 1 tiếng. Bởi thế chưa kể đến việc ngủ, ăn uống thôi cũng đã chiếm khá nhiều thời gian rồi (người Nhật ăn uống rất từ tốn, đặc biệt là nhai kỹ nhé).
  • Thứ tư, trong giờ làm việc họ rất tập trung vào công việc của mình, cho nên giờ nghỉ trưa cũng là khoảng thời gian cho họ nói chuyện, giao tiếp với đồng nghiệp, tạo dựng và duy trì mối quan hệ.
  • Cuối cùng, vì với suy nghĩ, quan điểm về giấc ngủ trưa của người Nhật là không tốt, không hay nên nếu có một ai đó ngủ trưa thì sẽ bị họ nhìn bằng một con mắt khác và bị đánh giá là lười biếng. Đó có lẽ cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người muốn thay đổi cách sống, muốn làm quen với việc ngủ trưa nhưng lại không dám làm trái với việc mọi người vẫn làm.

Tại sao người Việt lại có văn hóa ngủ trưa?

Trái với người Nhật, người Việt ta lại có văn hóa ngủ trưa. Vậy có được cho là lười biếng không? Thực ra, ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích, cũng như do lối sống ở mỗi nước là khác nhau bị tác động bởi nhiều yếu tố, cho nên không thể khẳng định ngủ trưa là lười biếng được. 

Văn hóa ngủ trưa của người Việt

Văn hóa ngủ trưa của người Việt

Nói như ông bà ta vẫn hay nói: “Căng da bụng, trùng da mắt”. Quả thế, sau bữa ăn, khi ăn no rồi thì dù là ai đi chăng nữa, theo cơ chế vật lý của cơ thể, việc tiếp nạp thêm tinh bột, các chất xơ, chất đạm khác sẽ khiến cơ thể dồn năng lượng vào bộ máy tiêu hóa, máu lên não ít hơn nên gây ra buồn ngủ. Mà người Việt mình bữa trưa lại là bữa chính, ăn càng no thì càng buồn ngủ. Mặt khác, nếu xét về khí hậu, Nhật Bản có khí hậu khá mát mẻ nguyên ngày nhưng còn Việt Nam thì giữa trưa rất nóng và gắt, việc ngủ trưa cũng là cách nghỉ ngơi tránh nắng, giải tỏa áp lực. Từ đó, nó hình thành thói quen, lối sống cho bao thế hệ tiếp theo tự thuở nào.

Như vậy, đó là những lý do lý giải cho câu hỏi: Tại sao người Nhật không ngủ trưa? Cùng một vấn đề nhưng do cách sống, quan điểm của mỗi quốc gia là khác nhau. Bởi thế mới cần học hỏi, mở rộng tầm nhìn để hiểu về nhau hơn phải không?

Lịch sự kiện