Tại sao người Nhật không ngủ giường?

Ắt hẳn nhiều người vô cùng thắc mắc tại sao người Nhật không ngủ giường? Giường của người Nhật có gì khác nước mình hay chăng? Để TinEdu bật mí cho bạn biết lý do trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao người Nhật không ngủ giường?

Tại sao người Nhật không ngủ giường?

Những lý do tại sao người Nhật không ngủ giường

Nếu bạn là một “con sâu ngủ” thích cuộn tròn mình trong chăn trên chiếc giường êm ái thì sẽ rất khó để ngủ khi sống ở nước Nhật lắm đây. Vì dường như từ xưa đến nay người Nhật đã xây dựng thói quen ngủ dưới đất với một tấm đệm không quá cầu kỳ. Có nhiều lý do để trả lời cho câu hỏi: Tại sao người Nhật không ngủ giường? Chúng hoàn toàn thuyết phục và rất có thể sẽ khiến bạn suy nghĩ lại việc ngủ trên giường hay không.

Truyền thống từ xưa đến nay

Lý do trước tiên phải nói đến đó là thói quen được hình thành từ thuở cha sinh mẹ đẻ. Cũng giống như chúng ta, từ khi sinh ra và lớn lên, cha mẹ dạy cho việc đi ngủ trên giường thì cứ thế mà thành thói quen, nhiều khi cũng không ai thắc mắc tại sao phải ngủ trên giường. Người Nhật cũng vậy, họ được dạy theo thói quen ngủ dưới đất, và chẳng mấy ai tự hỏi “Tại sao người Nhật không ngủ giường?” cả. Cho đến khi có sự thắc mắc của bạn bè quốc tế thì nó mới trở thành mối quan tâm của nhiều người.

Truyền thống từ xưa đến nay

Truyền thống từ xưa đến nay đều ngủ trên đất mà không sử dụng giường

Tận dụng không gian sống

Như chúng ta đều biết, nước Nhật có sự phân bố dân số tập trung khá đông đảo tại các thành phố. Do đó, đất chật người đông khiến cho họ phải tận dụng tối đa không gian sống trong căn nhà nhỏ bé của mình. Đồng thời, bạn biết đấy, người Nhật rất chăm chỉ, lại không có thói quen ngủ trưa, nên nhu cầu về giấc ngủ của họ không được đề cao lắm. Bởi thế mà những tấm đệm tiết kiệm diện tích, dễ dàng cuộn ra cuộn vào khiến họ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Dễ dàng nhận biết động đất

Người Nhật không còn quá xa lạ với những cơn động đất bất chợt ở nước mình. Chúng ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi Làm sao mà người Nhật có thể sống với động đất quanh năm suốt tháng như thế nhỉ? Và một trong những lý do để họ có thể sống chung với mối đe dọa đó là nằm ngủ dưới đất. Việc ngủ dưới đất sẽ giúp họ dễ nhận ra sự biến động bất thường của đất. Và có lẽ đây cũng là lý do chính đáng nhất cho câu hỏi: Tại sao người Nhật không ngủ giường?

Tốt cho sức khỏe, cải thiện cột sống

Ngủ trên giường với một chiếc nệm êm ái là điều mà ai cũng mong muốn, nhưng theo thời gian, chiếc nệm có thể sẽ bị lún, lõm và khi bạn nằm lâu sẽ gây ra cong cột sống. Người Nhật nằm trên một tấm đệm phẳng, giúp duy trì cột sống lưng luôn thẳng, tránh đau lưng, gù lưng. Và vì thế mà chúng ta luôn phải ngưỡng mộ người Nhật sao lại cao đến thế, vì tư thế của họ luôn chuẩn như thế đấy.

Ngoài ra, nằm thẳng trên sàn nhà sẽ giúp bạn phân bổ trọng lượng dàn đều trên khắp cơ thể, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ hơn, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc tố của cơ thể. Vì thế mà duy trì được sức khỏe tốt hơn.

Đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Ai đã có gia đình, có con thì sẽ hiểu nỗi lo khi đêm về cho con ngủ. Bởi trẻ nhỏ khi ngủ say sẽ không kiểm soát được bản thân, có thể lăn xuống khỏi giường hoặc va vào thành giường. Chính vì thế, người Nhật không nằm giường để bảo vệ cho sự an toàn của trẻ nhỏ nữa.

Ngủ trên đất đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Ngủ trên đất đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Tiết kiệm tiền

Việc nằm trên giường đòi hỏi phải chi một số tiền cho phần đế đỡ, thiết kế. Người Nhật lại thấy không cần thiết, nên việc nằm trên sàn giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Giúp bạn dậy đúng giờ

Đây là một lý do cho việc tại sao người Nhật không ngủ trên giường gây ra nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, ngủ trên sàn sẽ giúp họ có một giấc ngủ vừa đủ, sẽ không ai chịu nổi khi ngủ nướng trên một chiếc giường như thế. 

Còn quan điểm của bạn thì sao? hãy thử trải nghiệm xem nó có giúp bạn dậy đúng giờ không nhé!

Như vậy, trên đây là những lý do giải thích cho câu hỏi Tại sao người Nhật không ngủ trưa? Nếu bạn có ý định sang Nhật sinh sống, học tập hay làm việc thì hãy cố gắng tập dần thói quen này nhé.

Lịch sự kiện