Việc trượt COE luôn là nỗi lo hàng đầu của các bạn khi làm hồ sơ. Vậy lý do là gì? Nếu bạn hiểu rõ hơn yêu cầu của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, sẽ giúp bạn tránh được việc mắc những lỗi sai không đáng có trong quá trình làm hồ sơ. TinEdu đã tổng hợp lại cụ thể hơn bảng mã trượt COE 2020.
Khác biệt cơ bản giữa COE và Visa
Rất nhiều bạn khi mới tìm hiểu về hồ sơ du học thường lầm tưởng COE và Visa du học Nhật Bản là một. Nhưng về bản chất là hoàn toàn khác nhau.
- COE (Certificate of Eligibility) do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp phép, đây như một tấm giấy thông hành bắt buộc phải có của du học sinh nếu muốn lưu trú tại Nhật trên 3 tháng (90 ngày).
- Thị thực nhập cảnh Nhật Bản (hay còn gọi là Visa) do chính phủ Nhật Bản cấp cho người nước ngoài khi muốn đến nước họ. Còn hộ chiếu (Passport) là một loại giấy tờ quan trọng do Chính phủ Việt Nam cấp cho du học sinh như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại nước ngoài.
Bạn cần phải xin COE trước sau đó mới nộp hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản
Hiểu một cách đơn giản, bạn cần phải xin COE trước sau đó mới nộp hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản.
Bảng mã lỗi trượt COE 2020
Có rất nhiều nguyên nhân trượt COE, phải cần nắm rõ để có sự chuẩn bị thật tốt. Đây là những tổng hợp đầy đủ nhất thông qua bảng mã trượt COE 2020 do cục xuất nhập cảnh Tokyo và Osaka cung cấp. Bạn đọc hãy xem qua và lưu lại để tránh mắc phải trong quá trình làm hồ sơ du học.
STT | Ký hiệu | Lý do trượt COE | ||
1 | Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng. | |||
A | Có tiền sử đã từng xuất cảnh. | |||
B | Có tiền sử bị trục xuất. | |||
C | Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt. | |||
D | Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây. | |||
2 | Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn không đáng tin cậy. | |||
A | Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây. | |||
B | Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây. | |||
C | Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ. | |||
3 | Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập. | |||
A | Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập. | |||
B | Không có đầy đủ bằng chứng về ý chí, năng lực học tập. | |||
C | Không tin tưởng vào việc học tiếng Nhật. | |||
D | Không có đầy đủ năng bằng chứng về năng lực học tập tiếng Nhật. | |||
4 | Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp. Không có tính toán toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp. | |||
A | Bằng tốt nghiệp. | G | Học bạ. | |
B | Chứng nhận học tiếng Nhật. | H | Chứng nhận sinh viên. | |
C | Bảng công chứng. | I | Giấy khai sinh. | |
D | Sơ yếu lý lịch. | J | Sổ hộ khẩu. | |
E | Chứng minh số dư ngân hàng. | K | Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút. | |
F | Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập. | L | Giấy tờ khác,… | |
5 | Nộp thiếu hồ sơ. | |||
Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh. | ||||
6 | Liên quan đến người bảo lãnh. | |||
A | Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí khi học tập và sinh hoạt tại trường Nhật. | |||
B | Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học (quá trình hình thành tài sản). | |||
C | Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy. | |||
D | Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh. | |||
7 | Lý do khác. |
Bảng mã lỗi trượt COE của Cục xuất nhập cảnh Tokyo
STT | KÝ HIỆU | LÝ DO TRƯỢT |
1 | Các hoạt động liên quan đến việc đăng ký du học không được chấp thuận thuộc phạm vi kiểm soát của Cục xuất nhập cảnh và theo điều 1 của Đạo luật cư trú của người tị nạn và người nước ngoài. | |
A | Vì hồ sơ đã gửi dưới đây không có sự tin cậy, năng lực học tập và mong muốn học tập chưa được xác nhận. | |
B | Từ năng lực tiếng Nhật của người nộp hồ sơ đăng ký, việc có ý định học lên, hay mong muốn học tập tại Nhật Bản sẽ không được chấp thuận. | |
C | Từ lịch sử xuất nhập cảnh và lịch sử học tập cũng như làm việc, thì việc học tập tại trung tâm đào tạo tiếng Nhật không phải là mục đích chính thì việc học sẽ không được chấp thuận. | |
D | Nhìn vào giấy tờ ( ), những người có mục đích sang Nhật không tương thích với việc du học dài hạn thì hồ sơ sẽ không được chấp thuận. | |
E | Những giấy tờ khác (vì không đưa ra được lý do trượt lần trước, nên mong muốn học tập sẽ không được chấp thuận.) | |
2 | Các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú của du học sinh liên quan đến Cục xuất nhập cảnh và chứng nhận người tị nạn điều 7, khoản 1, mục 2 phù hợp tiêu chuẩn số 2 theo quy định của pháp lệnh bộ trưởng thì việc đăng ký sẽ không được chấp thuận. | |
A | Từ hồ sơ của người bảo lãnh thì khả năng bảo lãnh không đáng tin cậy, nên việc chi trả chi phí cho người đăng ký du học sẽ không được chấp thuận. | |
B | Nhìn vào giấy tờ ( ), người đăng ký bảo lãnh sẽ không được chấp thuận để chi trả chi phí đăng ký cho người đăng ký du học. | |
C | Những giấy tờ khác (vì không đưa ra được lý do trượt lần trước, nên mong muốn học tập sẽ không được chấp thuận). | |
3 | Liên quan đến việc giả dối trong hoạt động đăng ký sẽ không được chấp nhận. Những hồ sơ có dấu hiệu giả mạo hồ sơ sẽ không được chấp thuận. | |
A | Nội dung hồ sơ đăng ký của những người đã từng đến và lưu trú tại Nhật không có sự tin cậy. | |
B | Nội dung của các đơn đăng ký ( ) được cho là có sự mâu thuẫn, không đáng tin cậy thì việc đăng ký tư cách lưu trú cũng sẽ không được chấp thuận. | |
C | Các giấy tờ khác ( ). | |
4 | Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 1 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận. | |
5 | Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 3 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận. | |
6 | Nếu hồ sơ có sự phù hợp với quy định các hoạt động đăng ký tư cách lưu trú du học sinh của Cục xuất nhập cảnh và quản lý tị nạn điều 7 khoản 1 mục 3 thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận. (Đối với những người nước ngoài muốn đến Nhật Bản mà có sự tương thích trong lý do từ chối cấp tư cách lưu trú tại Nhật được quy định trong Cục xuất nhập cảnh và điều 5 khoản 1 Đạo luật cư trú của người tị nạn và người nước ngoài). |
Bảng mã lỗi trượt COE của Cục xuất nhập cảnh Osaka
- STT là đầu mục liên quan.
- Ký hiệu sẽ quy định rõ ràng hạng mục trượt COE cụ thể.
Đa phần khi bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu báo lý do trượt dưới dạng lỗi được mã hóa như sau:
Mã hồ sơ | Quốc Tịch | Tên học sinh | Mã lý do trượt chính xác (Lý do trượt COE) |
Để có được mẫu phiếu từ chối cấp COE, du học sinh có thể tìm tới công ty tư vấn du học hoặc liên hệ với trường để có được thông tin chính xác tại sao hồ sơ bị trượt, các thông tin kể trên sẽ rất có lợi trong lần xin COE sau.
Du học Nhật Bản là giấc mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Chính vì vậy việc nắm rõ bảng mã lý do trượt COE 2020 do TinEdu tổng hợp lại sẽ thật hữu ích cho các bạn. Nhớ lưu lại và nếu bạn đang băn khoăn về định hướng chọn trường thì liên hệ với du học TinEdu ngay để tư vấn hoàn toàn miễn phí.